Đi 'săn' nho rừng trên cánh đồng Thiệu

Thứ Tư, 12/10/2022, 06:51 [GMT+7]
In bài này
.

 

Từ tháng 9 đến 10 dương lịch, nho rừng bắt đầu chín.
Từ tháng 8 đến 10 dương lịch, nho rừng vào mùa chín rộ.

Vào Thu, những chùm nho rừng vắt vẻo trên lùm cây, bụi hoang ở khu vực cánh đồng Thiệu (xã Bình Trung, huyện Châu Đức) chuyển màu tím sậm, căng mọng, cũng là thời điểm người dân vào mùa hái quả.

Phóng viên Báo Bà Rịa-Vũng Tàu online đã theo chân người dân xã Bình Trung trải nghiệm một chuyến hái nho rừng và ghi nhận những hình ảnh thú vị dưới đây.

Nho rừng thân dây leo có sức sống mãnh liệt, thường mọc hoang nhiều ở ven suối, lùm bụi hoang trên các cánh đồng ở xã Bình Trung, Bình Giã,.. của huyện Châu Đức.
Nho rừng có thân dây leo, sức sống mãnh liệt, thường mọc hoang ở ven suối, lùm cây dại trên các cánh đồng ở xã Bình Trung, Bình Giã.. của huyện Châu Đức.
Mùa khô, thân nho khô gãy và mục nát. Đến mùa mưa, mầm chồi từ gốc bật ra, phát triển tốt tươi bao phủ lên cây dại, bụi tre một màu xanh rì.
Mùa khô, thân nho mục gãy và tiêu biến. Đến mùa mưa, mầm chồi từ gốc bật ra, cành lá phát triển tốt tươi trùm lên cây dại, bụi tre.
Từ tháng 5-6, cây đơm bông kết trái
Từ tháng 5, tháng 6, cây đơm bông, kết trái...
Và cho thu hoạch quả chín từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch.
...và chín mọng từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch.
Nho rừng ra rất nhiều chùm quả, mỗi chùm có thể nặng từ 1-3kg.
Trên mỗi thân dây, nho rừng ra nhiều chùm trái, mỗi chùm có thể nặng từ 1-3kg.
Quả nho rừng tròn, nhỏ bằng đầu ngón tay. Lúc xanh trái có vị chua, chát. Đến khi chín trái chuyển sang màu đỏ thẫm và tím đậm, mọng nước và có vị ngọt lợ lợ nhưng rất thơm
Trái nho rừng tròn, nhỏ bằng đầu ngón tay. Lúc xanh, có vị chua, chát; khi chín, trái chuyển sang màu đỏ thẫm và tím đậm, có vị ngọt lợ, mùi thơm.
Người dân địa phương cho biết, nho rừng chỉ có trái chín khi mưa già, chứ thời điểm này còn khá nhỏ.
Người dân địa phương cho biết, nho rừng chỉ có thể ăn khi trái chín. Để thu hái, người dân phải chọn thời điểm cả chùm chín đều. 
Nho rừng sống bám bụi tre hay đu mình vào những cây lớn để leo lên cao. Để thu hái, người dân phải luồn lách gai bụi rất vất vả.
Dây nho rừng thường sống bám bụi tre hay đu mình trên những cây lớn để leo lên cao. Để thu hái, người dân phải luồn lách, tránh gai bụi, nhưng thỉnh thoảng vẫn bị trầy xước chân, tay...
Thậm chí, người dân có thể gặp phải rắn độc, bọ cạp và ong vò vẽ tấn công trong lúc leo hái nho.
Thậm chí, người hái nho còn có nguy cơ bị rắn độc, bọ cạp và ong vò vẽ tấn công trong lúc leo hái nho.
Nho rừng được người dân hái về ngâm rượu, làm siro. Những người đi hái được nhiều thường mang ra bán giá từ 20.000 đến 25.000 đồng/kg.
Nho rừng được người dân địa phương hái về để ngâm rượu, làm siro. Khi hái được số lượng nhiều, dùng không hết, có người mang ra chợ bán với giá từ 20.000 đến 25.000 đồng/kg. 
Nho rừng hay nho lông, nho tía, nho năm góc. Tên khoa học là Vitis Quinquangularis Rehd, thuộc họ Nho (Vitaceae). Ở nước ta, loại nho này thường mọc ở ven rừng vùng đồng bằng cho tới vùng núi cao các tỉnh phía Nam đến các đảo Phú Quốc, Côn Đảo.
Nho rừng hay nho lông, nho tía, nho năm góc có tên khoa học là vitis quinquangularis rehd, thuộc họ Nho (Vitaceae). Ở nước ta, loại nho này thường mọc ở ven rừng vùng đồng bằng cho tới vùng núi cao các tỉnh phía Nam đến các đảo Phú Quốc, Côn Đảo.

 Thực hiện: MẠNH QUÂN

;
.