Đội nắng cháy, tất bật thu hoạch khoai mì

Thứ Bảy, 03/12/2022, 06:38 [GMT+7]
In bài này
.

Những ngày cuối năm, các rẫy khoai mì trên địa bàn tỉnh rộn ràng không khí làm việc khẩn trương của hàng chục người. Khoai mì đến kỳ thu hoạch, các chủ đất đồng loạt thuê nhân công nhổ bán cho kịp thời vụ.

Nhóm 9 người của chị Tòng Thị Yến (SN 1979, xã Hoà Bình, huyện Xuyên Mộc) từ sáng tinh mơ đã có mặt tại rẫy mì rộng gần 3 ha tại ấp Phong Phú, xã Hoà Long, TP.Bà Rịa để bắt đầu công việc. “Chúng tôi phải dậy từ lúc 4h30, chạy xe máy tới đây để nhổ mì”, chị Yến quyệt mồ hôi trên trán nói.

Trời còn mờ sương sớm, nhóm 9 người của chị Tòng Thị Yến (SN 1979, xã Hoà Bình, huyện Xuyên Mộc) đã có mặt tại rẫy mì rộng gần 3 ha tại ấp Phong Phú, xã Hoà Long, TP.Bà Rịa để bắt đầu công việc.

“Chúng tôi phải dậy từ lúc 4h30, chạy xe máy tới đây để nhổ khoai mì. Nhiều nhóm còn mang cả đèn pin nhổ mì từ lúc 2 giờ sáng để tránh cái nắng oi bức”, chị Yến quyệt mồ hôi trên trán nói.

Những người đàn ông khỏe mạnh dàn hàng ngang ra sức nhổ từng bụi mì, xếp thành vòng tròn trên mặt đất. Trong khi phụ nữ và những người yếu hơn dùng dao chặt củ ra, gom thành đống chờ hốt lên xe.
Những người đàn ông khỏe mạnh trong nhóm nhanh chóng dàn hàng ngang ra sức nhổ từng bụi khoai mì, xếp thành vòng tròn trên mặt đất. Trong khi phụ nữ và những người yếu hơn dùng dao chặt củ, gom thành đống chờ hốt lên xe.
Những người thu hoạch mì sẽ làm việc từ 5h đến tối mịt. Mỗi ngày thu hoạch được khoảng 9 – 12 tấn. Mỗi tấn mì được trả 400 ngàn đồng tiền công. “Mỗi ngày nếu cố gắng, thì thua hoạch mỗi người được khoảng 1 tấn”, chị Yến nói.

Những người thu hoạch mì làm việc quần quật từ sáng đến tối mịt. Với 10 người, mỗi ngày họ thu hoạch được từ 9 – 12 tấn, đủ một chuyến xe.

"Mỗi tấn khoai mì chúng tôi được trả 400 ngàn đồng tiền công. Ngày nào làm năng suất nhất thì mỗi người thu hoạch được 1 - 1,2 tấn khoai mì", chị Yến nói.

Anh Tòng Văn Tiến (SN 1990, ngụ xã Hoà Bình) cho biết nhổ mì phải xem hướng cây, lựa thế đứng mới có lực nhổ dễ dàng. “Những người mới vào nghề nhổ mì sẽ rất mệt bởi không biết “thế đứng” nhổ sẽ rất “nặng” và làm gãy củ dưới đất”, anh Tiến chia sẻ.

Anh Tòng Văn Tiến (SN 1990, ngụ xã Hoà Bình) cho biết, phải xem hướng cây, lựa thế đứng phù hợp mới có lực nhổ cây lên dễ dàng vừa tránh đứt gãy củ dưới đất.  

“Những người mới vào nghề nhổ mì thường rất mệt bởi họ không biết “thế đứng” để nhổ, phải giật mạnh nhiều lần mới lôi được cây lên rất mất thời gian", anh Tiến nói.

Hiện nay nông dân trên địa bàn tỉnh đang sử dụng phổ biến là HL-S11, KM94, KM190, KM419….
Hiện nay nông dân trên địa bàn tỉnh đang trồng phổ biến các giống khoai mì như: HL-S11, KM94, KM190, KM419….
Năm 2018, bệnh khảm lá trên cây mì bắt đầu xuất hiện tại tỉnh, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng củ mì gây thiệt hại lớn cho nông dân. Từ đó đến nay, trung bình mỗi năm, toàn tỉnh đều ghi nhận khoảng trên 2.000 ha đến khoảng 3.000ha sắn nhiễm bệnh khảm lá, chiếm hơn 40% tổng diện tích trồng khoai mỳ toàn tỉnh.

Năm 2018, bệnh khảm lá trên cây khoai mì xuất hiện tại tỉnh. Cây mì bị nhiễm bệnh ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng củ gây thiệt hại lớn cho nông dân.

Từ đó đến nay, trung bình mỗi năm, toàn tỉnh đều ghi nhận khoảng 2.000 - 3.000ha mì nhiễm bệnh khảm lá, chiếm hơn 40% tổng diện tích trồng khoai mỳ toàn tỉnh.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN và PTNT tỉnh), diện tích mì bị nhiễm bệnh khảm lá trên địa bàn tỉnh tính đến cuối tháng 11/2022 là gần 2.245 ha. Diện tích nhiễm nặng tỷ lệ 70-80% là gần 1.250 ha.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN và PTNT tỉnh), diện tích mì bị nhiễm bệnh khảm lá trên địa bàn tỉnh tính đến cuối tháng 11/2022 là gần 2.245 ha. Diện tích nhiễm nặng tỷ lệ 70-80% là gần 1.250 ha.
Bữa cơm đơn sơ, ăn vội vàng của những người thu hoạch mì. Họ chỉ nghỉ ngơi khoảng 10 phút lại tranh thủ ra tiếp tục thu hoạch cho kịp xe tới cân mì.
Bữa cơm ăn vội vàng của những người thu hoạch mì. Họ chỉ nghỉ ngơi khoảng 10 phút lại tranh thủ ra thu hoạch cho kịp xe tới cân mì.
Mỗi ha mì ước đạt khoảng 2,5 – 3 tấn. Giá mì hiện được các nhà máy thu mua với giá 2,5 ngàn đồng/kg.

Công việc vất vả giữa cái nắng cháy da, thịt mang về cho họ thu nhập từ 350 - 400 ngàn đồng/ngày.

"Mùa thu hoạch khoai mì kéo dài khoảng 3 tháng. Hết mùa mì chúng tôi lại đi làm phụ hồ, bốc vác, cắt cỏ,... ai thuê gì làm nấy mới có tiền lo cho gia đình và con cái ăn học", ông Tòng Văn Xoài (SN 1974, ngụ xã Hoà Bình, huyện Xuyên Mộc) tâm sự.

ghj

Khoai mì hiện được các nhà máy thu mua với giá 2,5 ngàn đồng/kg. Mỗi ha khoai mì năng suất ước đạt từ 2,5 – 3 tấn. Nhiều năm nay, khoai mì bị bệnh khảm lá giảm năng suất, giá phân bón tăng cao nên thu nhập từ trồng mì cũng trở nên bấp bênh.

Diện tích mì của toàn tỉnh hiện có khoảng 7.500 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Đất Đỏ.
Theo thống kê, diện tích khoai mì của toàn tỉnh hiện có khoảng 7.500 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Đất Đỏ.

Thực hiện: MẠNH QUÂN 

;
.