Mưu sinh trên những vườn tràm

Thứ Bảy, 10/12/2022, 17:50 [GMT+7]
In bài này
.

Làm việc cả ngày giữa cái nắng rát da, thịt với nhiều vất vả và nguy hiểm, những người làm nghề khai thác tràm có thu nhập từ 350.000 - 400.000 đồng/ngày. Công việc này giúp họ trang trải thêm cho cuộc sống gia đình trong những lúc nông nhàn.

Trời còn mờ sương sớm, nhóm 6 người của anh Thời (xã Bình Trung, huyện Châu Đức) đã tập kết tại rẫy tràm nằm ngoài cánh đồng của thôn 3, xã Bình Trung (huyện Châu Đức) để bắt đầu một ngày làm việc. “Rẫy tràm này rộng khoảng 5 sào. Những người khác thường đi làm công, còn mấy anh em chúng tôi gom tiền lại mua rồi tổ chức khai thác. Năm nay giá tràm tăng cao nên chúng tôi mua mỗi sào từ 12 - 15 triệu đồng/sào”, anh Thời thông tin.
Trời còn mờ sương sớm, nhóm 6 người của anh Thời (xã Bình Trung, huyện Châu Đức) đã tập kết tại vườn tràm nằm ngoài cánh đồng thôn 3, xã Bình Trung (huyện Châu Đức) để bắt đầu một ngày làm việc. “Vườn tràm này rộng khoảng 5 sào được chúng tôi mua rồi tổ chức khai thác. Năm nay giá tràm nguyên liệu tăng cao nên chúng tôi mua từ 12 - 15 triệu đồng/sào”, anh Thời thông tin.
Tràm đến độ tuổi khai thác đều từ 5 – 7 năm tuổi. Cây có đường kính từ 10 cm trở lên, cao từ 20 – 30m.
Cây tràm đến độ tuổi khai thác từ 5 - 7 năm tuổi. Cây có đường kính từ 10 cm trở lên, cao từ 20 - 30m.
Rẫy tràm thường trồng dày, cành lá rậm rịt nên kiến, ong và muỗi sinh sống rất nhiều. “Kiến và ong vàng nhiều lắm. Bị cắn, chích là sưng hết mặt mũi. Nên khi cưa hạ cây, tôi phải dùng rất nhiều bình xịt côn trùng để xua đuổi kiến, ong vàng, thậm chí bôi cả soffel ngăn muỗi mới có thể yên tâm khai thác”, anh Tân một người trong nhóm khai thác tràm nói.
Tràm thường được trồng dày, cành lá rậm rịt nên kiến bù nhọt, ong vàng và muỗi sinh sống rất nhiều. “Kiến và ong vàng làm tổ nhiều lắm. Ai bị chúng cắn, chích là sưng hết mặt mũi. Vì vậy, khi cưa hạ cây, tôi phải dùng bình xịt côn trùng để xua đuổi kiến, ong vàng, thậm chí bôi cả kem chống muỗi mới có thể yên tâm khai thác”, anh Tân một người trong nhóm khai thác tràm nói.
Công việc khai thác tràm gồm cưa hạ cây, cắt khúc, rong cành, lột vỏ, bốc lên xe.
Công việc khai thác tràm gồm cưa hạ cây, cắt khúc, rong cành, lột vỏ, bốc lên xe. "Khai thác tràm chỉ thuận lợi trong những tháng mùa nắng, làm lợi công. Mùa mưa làm vừa cực mà xe chở tràm dễ sa lầy phải thuê máy kéo tới lôi hoặc bốc cả xe tràm xuống, vừa mất thêm chi phí, vừa tốn thời gian", anh Thời tiết lộ.
Hai người trong nhóm dùng máy cưa tiến hành cắt hạ cây. Những người còn lại phân nhau người xô cây, người rong cành lá và cắt khúc. “Lúc cưa cũng phải quan sát để mạch cưa đi đúng hướng. Đồng thời phải có người kéo để cây ngã đổ đúng chiều thuận tiện việc bóc vỏ và đảm bảo an toàn cho người khác”, anh Tân nói.
Lúc cưa hạ cây, người cưa phải quan sát để mạch cưa đi đúng hướng. Đồng thời phải có người kéo để cây ngã đổ đúng chiều, thuận tiện việc bóc vỏ và đảm bảo an toàn cho người khác.
Nghề khai thác tràm không chỉ cực nhọc mà nguy hiểm cũng luôn rình rập như: cây ngã đè trúng người, dao cắt chém vào tay và nguy hiểm nhất là do máy cưa gây ra. “Dùng máy cưa sơ sẩy chút là bị cắt vào chân, tay ngay. Hôm trước có người trong nhóm lúc cưa cây ngã đổ đè trúng máy cưa khiến văng ra đập vào đầu gối. May mắn là chỉ sượt qua phần mềm, nếu ăn vào sâu là cắt mất một chân”, anh Thời thẳng thốt kể.
Nghề khai thác tràm không chỉ cực nhọc mà nguy hiểm cũng luôn rình rập như: cây ngã đè trúng, dao cắt chém vào chân, tay và nguy hiểm nhất là tai nạn do máy cưa gây ra. “Dùng máy cưa sơ sẩy là bị cắt vào chân, tay ngay. Cách đây 3 hôm, có người trong nhóm lúc cưa cây bị máy cưa đập vào đầu gối. May mắn là cưa sượt qua phần mềm nên chỉ khâu khoảng 10 mũi, nếu ăn vào sâu là cắt mất một chân rồi”, anh Thời kể.
Thân tràm cắt khúc sau đó sẽ được lột vỏ. Dụng cụ bóc vỏ tràm là con dao nhỏ, khá sắc bén nên họ phải làm rất cận thận, thậm chí phải mang cả bao tay để đảm bảo an toàn. Sau khi rạch và nạy từng mảng vỏ tràm bung ra, họ nắm lấy thớ vỏ dật mạnh để tước khỏi thân cây tràm. “Những cây bị “sáp”, vỏ dính chặt vào phần thịt cây thì phải dùng dao róc rất mất thời gian”, anh Tân nói trong khi tay thoăn thoắt tước vỏ.
Thân tràm cắt khúc sau đó sẽ được lột vỏ. Dụng cụ lột vỏ tràm là con dao nhỏ, khá sắc bén nên họ phải làm cẩn thận và phải mang cả bao tay để đảm bảo an toàn. Sau khi rạch và nạy từng mảng vỏ tràm bung ra, người thợ nắm lấy thớ vỏ giật thật mạnh để tước khỏi thân cây tràm. “Những cây bị “sáp”, vỏ dính chặt vào thân gỗ thì phải dùng dao róc rất mất thời gian”, anh Tân nói trong khi tay thoăn thoắt tước vỏ.
Giá tràm lột vỏ nhập cho nhà máy dao động từ 1.300 đồng – 1.700 đồng/kg, còn tràm “đen” (chưa lột vỏ) bán giá thấp hơn, khoảng 1.000 – 1.300 đồng/kg.
Giá tràm lột vỏ nhập cho nhà máy dao động từ 1.300 đồng - 1.700 đồng/kg, còn tràm “đen” (chưa lột vỏ) bán giá thấp hơn, khoảng 1.000 - 1.300 đồng/kg.
Giữa cái nắng cháy da thịt, những người khai thác tràm cởi trần, mồ hôi đầm đìa. Họ phải cởi áo bởi mồ hôi ướt, áo dính vào người khó chịu. Thêm vào đó là kiến, sâu bám vào áo sẽ gây ngứa thêm.
Giữa cái nắng cháy da thịt, những người khai thác tràm cởi trần, mồ hôi đầm đìa. "Làm việc mồ hôi ra ướt, áo dính vào người rất khó chịu. Ngoài ra còn có kiến, sâu bám vào áo gây ngứa nên chúng tôi cởi trần làm cho tiện", anh Huệ cười nói.
Trung bình một ngày, nhóm 6 người của anh Thời khai thác được 1 xe tràm khoảng 10 – 12 tấn. Tính công mỗi người mỗi ngày được 350 – 400 ngàn đồng. Công việc tuy vất vả nhưng phải cố gắng làm, kiếm thêm thu nhập để nuôi gia đình”, anh Tân tâm sự.
Cuối ngày, xe máy cày sẽ tới chở tràm đi giao cho nhà máy sản xuất nguyên liệu giấy. Làm việc từ sáng tới tối mịt, nhóm 6 người của anh Thời khai thác được 1 xe tràm khoảng 10 tấn. Tính công mỗi người được khoảng 400 ngàn đồng. Công việc tuy vất vả nhưng mang lại thu nhập không nhỏ với lao động vùng nông thôn lúc nông nhàn.

 Thực hiện: MẠNH QUÂN

;
.